Trời nắng nóng kéo dài nên điều hòa trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết cách dùng điều hòa như thế nào để không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mình không mời bạn tham khảo qua bài viết này. Ở cả Hà Nội và Sài Gòn ngay lúc này đều đang phải trải qua những ngày nắng nóng gay gắt với nhiệt độ ngoài đường lên tới 40 độ C. Giữa tình hình thời tiết khắc nghiệt như vậy, việc sử dụng điều hòa 1 chiều đã trở thành thói quen không thể thiếu hàng ngày. Vậy nhưng, khi dùng điều hòa thì bạn nên tránh mắc phải một số sai lầm sau đây. Bởi những điều này đều có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như tuổi thọ của chiếc điều hòa nhà bạn.
1. Ngồi phòng điều hòa ngay khi vừa đi nắng về.
Theo các chuyên gia y tế cảnh báo, tình trạng sốc nhiệt có thể xuất hiện khi thân nhiệt cơ thể bạn thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Hiện tượng này thường xảy ra phổ biến khi bạn vừa đi từ ngoài nắng về đã ngồi ngay trong phòng điều hòa mát lạnh.
Lúc này, hãy chú ý nếu thấy cơ thể mình có một số triệu chứng lạ như thân nhiệt tăng cao, khó thở, da nóng đỏ, khô rát, có hành vi kỳ lạ, xuất hiện ảo giác.
2. Không sử dụng quạt máy hỗ trợ.
Quạt máy sẽ đưa luồng khí lạnh di chuyển đều khắp căn phòng, bạn vẫn cảm thấy dễ chịu khi cài đặt máy ở nhiệt độ cao. Không chỉ hỗ trợ, giảm hao mòn hỏng máy lạnh, quạt còn giúp gia đình bạn tiết kiệm một khoản tiền điện vào cuối tháng.
Do đó, để sử dụng máy lạnh hiệu quả nhất bạn dên dùng kết hợp với quạt hoặc lắp đặt quạt thông gió trong nhà nhé!
3. Lắp máy điều hòa ở nơi nóng nhất.
Đây cũng là một sai lầm phổ biến nhiều nhất. Bạn nghĩ rằng nơi nóng nhất là nơi cần có máy lạnh giá rẻ tại Hà Nội ở gần để xua tan cái nóng. Thế nhưng, điều này sẽ làm cho máy lạnh liên tục hoạt động mạnh và tiêu tốn nhiều công suất, điện năng. Điều này sẽ làm cho máy lạnh nhanh bị hỏng. Tốt nhất, bạn nên đặt máy lạnh ở góc kín trong phòng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
Không vệ sinh, bảo trì trong thời gian dài.
Khi máy lạnh hoạt động ổn định, bạn thường chủ quan và quên mất công việc bảo trì cho nó. Việc bảo trì máy định kỳ có thể giúp máy gia tăng tuổi thọ. Tốt nhất bạn nên làm sạch bộ lọc thường xuyên tầm 1-2 tháng một lần vì đây là nơi bám nhiều bụi bẩn nhất.
Bên cạnh đó, cuộn dây làm mát cũng cần được vệ sinh máy lạnh từ 3 tháng (nếu sử dụng thường). Bạn cũng cần kiểm tra ống thoát nước của máy lạnh thường xuyên để xem có bị vỡ không.
4. Đóng kín cửa phòng cả ngày, làm tồn đọng nhiều không khí cũ.
Nếu sau khi sử dụng điều hòa giá rẻ mà bạn vẫn cố tình giữ nguyên luồng không khí mát lưu thông trong phòng bằng cách đóng kín cửa phòng thì khả năng cao bạn sẽ bị nhiễm bệnh. Do những căn phòng có diện tích nhỏ với nhiều đồ đạc kê ngổn ngang thường tiềm ẩn nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Về lâu dài, bạn sẽ thấy cơ thể mình mệt mỏi, uể oải, chán ăn và không còn tỉnh táo trong công việc thường ngày.
Để khắc phục thì hãy mở cửa sổ phòng hoặc cửa ra vào lúc sáng sớm hay chiều muộn. Sau đó, bạn nên bật quạt thông gió để không khí được lưu thông ra ngoài, giúp làm sạch không khí cũ trong phòng.
5. Kích thước máy lạnh quá lớn so với diện tích phòng.
Nhiều người nghĩ rằng điều hòa inverter càng to thì sẽ càng nhanh mát. Tuy nhiên, máy lạnh quá khổ sẽ không thể phân bố nhiệt đều khắp phòng được hoặc làm giảm độ ẩm.
Bạn nên chọn máy lạnh có kích thước và công suất làm lạnh phù hợp với diện tích căn phòng. Vừa tiết kiệm điện hàng tháng, vừa giúp căn phòng bạn trở nên mát mẻ, sang trọng và tinh tế hơn.
6. Bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.
Đa phần, các dòng điều hòa 9000btu thông thường sẽ chỉ chịu được công suất nhiệt ngoài trời từ khoảng 42 - 45 độ C. Do đó, nếu mức nhiệt ngoài trời quá cao thì điều hòa sẽ phải chạy căng hơn để cản lại mức nhiệt này. Vô tình, thói quen sử dụng điều hòa liên tục trong mùa nắng nóng sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của chiếc điều hòa nhà bạn.
Vì vậy, trong những ngày nắng nóng kéo dài thì bạn vẫn nên duy trì mức nhiệt độ điều hòa trong phòng ở trên 24 độ. Dù không quá mát nhưng chắc chắn sẽ bảo vệ sức khỏe cho bạn để phòng tránh nguy cơ sốc nhiệt khi ra ngoài đột ngột và cứu vãn tuổi thọ của chiếc điều hòa.